Chính phủ Thịnh vượng chung Philippines

Thịnh vượng chung có hiến pháp riêng, bản hiến pháp này duy trì hiệu lực cho đến năm 1973,[42] và được tự quản[13] song chính sách ngoại giao và quân sự nằm trong phạm vi trách nhiệm của Hoa Kỳ, và có trường hợp ban hành luật pháp cần được tổng thống Hoa Kỳ phê chuẩn.[43]

Trong giai đoạn 1935–41, Thịnh vượng chung Philippines có đặc trưng là cơ quan hành pháp rất mạnh, một quốc hội đơn viện,[44][45] và một tòa án tối cao,[46] thành viên đều là người Philippines, và được bầu một ủy viên thường trực trong Hạ nghị viện Hoa Kỳ. Một cao ủy Hoa Kỳ và một cố vấn quân sự của Hoa Kỳ,[30] Douglas MacArthur đứng đầu chức vụ sau từ năm 1937 cho đến sự kiện Thế chiến năm 1941, giữ cấp bậc Nguyên soái Philippines. Sau năm 1946, cấp bậc nguyên soái không còn trong quân đội Philippines.

Trong năm 1939 và 1940, sau một sửa đổi trong hiến pháp của Thịnh vượng chung, một nghị viện có lưỡng viện,[47] gồm có một Thượng nghị viện,[47] và một Hạ nghị viện,[47] được khôi phục, thay thế Quốc hội.[47]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thịnh vượng chung Philippines http://www.houseofdavid.ca/frnlus.htm http://www.ualberta.ca/~vmitchel/ http://www.ualberta.ca/~vmitchel/fw5.html http://arabnews.com/?page=7&section=0&article=8010... http://www.britannica.com/eb/article-23717/Philipp... http://www.britannica.com/eb/article-9039248/Hare-... http://www.britannica.com/eb/article-9073977/Tydin... http://www.chanrobles.com/philsupremelaw.htm http://www.chanrobles.com/tydingsmcduffieact.htm http://select.nytimes.com/gst/abstract.html?res=F6...